Page 6 - Làng nghề tỉnh Đồng Tháp
P. 6

GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ LÀNG NGHỀ, LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG

                                                     TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG THÁP



         Toàn tỉnh Đồng Tháp đến cuối năm 2023 có 41 nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống
         đã được công nhận theo quy định. Trong đó, có 01 nghề truyền thống, 22 làng nghề và 18 làng nghề
         truyền thống, các làng nghề hoạt động theo từng nhóm nghề khác nhau, trong đó: Chế biến, bảo

         quản nông, lâm, thủy sản (01 nghề truyền thống, 08 làng nghề); sản xuất đồ gỗ, mây tre đan, gốm sứ,
         thủy tinh, dệt may, sợi, thêu ren, đan lát, cơ khí nhỏ (30 làng nghề); sản xuất và kinh doanh sinh vật
         cảnh (02 làng nghề). Việc công nhận làng nghề, làng nghề truyền thống đã góp phần tôn vinh giá trị

         của sản phẩm, tạo thêm việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân và còn giữ vai trò quan trọng
         trong bảo tồn gìn giữ nét đẹp, di sản văn hóa truyền thống của địa phương.
         Tổng số cơ sở sản xuất kinh doanh (SXKD) trong các làng nghề khoảng 4.623 cơ sở với khoảng 14.914

         lao động, trong đó 12.285 lao động thường xuyên, chiếm 82,37%. Tổng doanh thu của làng nghề
         khoảng 91.747,61 tỷ đồng, thu nhập bình quân khoảng 3,43 triệu đồng/lao động/tháng. Nhóm sản
         xuất và kinh doanh sinh vật cảnh có thu nhập cao nhất khoảng 8 triệu đồng/lao động/tháng, nhóm

         sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ thu nhập thấp nhất khoảng 1,9 triệu đồng/người/tháng. Hiện nay
         các sản phẩm làng nghề được làm thủ công, sử dụng nguyên liệu thân thiện môi trường và có yếu tố
         truyền thống (sản phẩm đan từ lục bình, tre, lát,...) đang được ưa chuộng, tiến xa hơn trên thị trường

         quốc tế. Một số làng nghề truyền thống đang phát triển gắn với du lịch như: Làng nghề dệt choàng,
         làng nghề đóng xuồng, ghe, làng nghề hoa kiểng, làng nghề sản xuất bột, làng nghề dệt chiếu, đan
         thúng, rổ....

         Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp còn có nhiều nghề tiềm năng phát triển và nhân rộng, mang
         lại thu nhập ổn định cho người dân đang được các địa phương vận động, tạo điều kiện cho cơ sở
         sản xuất kinh doanh phát triển sản phẩm theo Chương trình mỗi xã một sản phẩm (Chương trình

         OCOP).





                                                                                                                                                                  05
   1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11